ÁP DỤNG QUY TRÌNH BẢO TRÌ THIẾT BỊ Y TẾ

1. Bảo trì trong lĩnh vực y tế với 3 loại hình cơ bản
Bảo trì định kỳ
Bảo trì định trước là hình thức bảo trì chủ động cơ bản nhất trong y tế, thường liên quan đến việc thay thế định kỳ hoặc kiểm tra dựa trên thời gian/ khoảng thời gian sử dụng.
Bảo trì dựa trên điều kiện
Bảo trì chủ động giám sát tình trạng thiết bị máy móc, thực hiện bằng cách kiểm tra thường xuyên hoặc thông qua các cảm biến cung cấp dữ liệu cho hệ thống tập trung. Dữ liệu được thu thập thông qua một trong hai phương pháp này giúp nhóm bảo trì lập kế hoạch tốt hơn, qua đó nâng cao hiệu quả bảo trì.
Bảo trì dự đoán
Bảo trì chủ động dựa trên việc đánh giá quá trình và dữ liệu máy móc thu thập được, từ đó xác định tình trạng của các thiết bị máy móc đang vận hành nhằm dự đoán khi nào cần tiến hành bảo trì, giúp tiết kiệm thời gian và các chi phí liên quan, do đó đây được xem là một phương pháp lý tưởng cho ngành y tế nói riêng và các ngành khác nói chung.
2. Lợi ích của công tác bảo trì trong ngành y tế
Bảo trì bảo dưỡng là một quy trình đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực y tế, nơi mà ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị máy móc hiện đại. Chỉ cần 1 sự cố nhỏ rất có thể gây nên những hệ lụy nghiêm trọng, đến cả sức khỏe con người và ảnh hưởng môi trường.
Do đó, việc xây dựng một kế hoạch bảo trì phòng ngừa hiệu quả là điều cần thiết, đặc biệt với những lợi ích sau:
Đảm bảo và duy trì độ tin cậy của thiết bị y tế
Duy trì độ tin cậy và trạng thái ổn định của các thiết bị y tế là điều đặc biệt cấp thiết. Bằng cách thường xuyên thay thế và tiến hành kiểm tra định kỳ, nhóm bảo trì có thể ngăn ngừa thiết bị bị xuống cấp và hoạt động kém hiệu quả, qua đó giảm thiểu những rủi ro do sự cố có thể xảy ra.
Hoạt động hiệu quả hơn
Khi một thiết bị bị hỏng, tổ chức sẽ tốn thời gian/ tiền bạc để sửa chữa, đặc biệt khi nói đến việc trì hoãn các thủ tục cho bệnh nhân trong trường hợp thiết bị y tế quan trọng ngừng hoạt động. Ngoài ra, thời gian cần thiết để chẩn đoán và sửa chữa một phần thiết bị bị hỏng thường lâu hơn so với các biện pháp phòng ngừa chủ động, điều này cũng sẽ tốn nhiều giờ khắc phục hơn.
Thu thập dữ liệu chính xác để ra quyết định
Các phương pháp bảo trì phòng ngừa hiện đại thường lưu trữ một lượng lớn dữ liệu cung cấp cho các nhà quản lý cái nhìn rõ ràng và chi tiết về hiệu suất của thiết bị và cơ sở vật chất. Nhờ dữ liệu này và các phép đo tiêu thụ chính xác hơn, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định giúp nâng cao hiệu quả bảo trì bảo dưỡng.
Đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của ngành
Các cơ sở y tế không chỉ phải tuân thủ các quy tắc và quy định khác nhau liên quan đến việc bảo quản thiết bị của mình mà còn phải chịu rủi ro pháp lý & trách nhiệm khi thực hiện điều trị cho bệnh nhân. Nếu xảy ra sự cố với thiết bị của mình và hậu quả là bệnh nhân bị ảnh hưởng sức khỏe, điều đó có thể dẫn đến thiệt hại đáng kể.
Bảo đảm an toàn sức khỏe, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Lợi ích quan trọng nhất của việc bảo trì thiết bị trong các cơ sở y tế là phúc lợi của bệnh nhân. Sự an toàn của bệnh nhân là điều tối quan trọng, do đó việc đảm bảo các chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đặt lên trên hết. Để làm được điều này, việc xây dựng các kế hoạch tối ưu hoạt động hiệu quả cũng như độ đáng tin cậy của thiết bị máy móc là điều cần thiết và nên ưu tiên thực hiện.
Bên cạnh bệnh nhân, các chiến lược bảo trì phòng ngừa cũng giúp đảm bảo an toàn và vệ sinh cho bác sĩ, nhân viên hoạt động trong các cơ sở y tế, bằng cách hạn chế các sự cố có thể xảy ra, tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm,…